DR. MARIA MONTESSORI

DR. MARIA MONTESSORI

 

Sinh ra ở nước Ý, năm 1896, bà đậu bác sĩ y khoa, là phụ nữ đầu tiên ở Ý đạt đến trình độ này. Bà đặc biệt quan tâm đến những trẻ em “không bình thường” bị mọi người coi là “không thể dạy dỗ được” và bắt đầu công trình nghiên cứu làm thay đổi lịch sử. Năm 1904, bà tốt nghiệp khoa tâm lý giáo dục ở Đại học Rome-Ý, rồi thành lập trường mầm non đầu tiên ở khu ổ chuột. Số trẻ do bà hướng dẫn phát triển trí tuệ rất nhanh, hơn hẳn so với bọn trẻ cùng tuổi ở các trường học khác lúc bấy giờ. Ngay cả những trẻ thiểu năng trí tuệ cũng đạt kết quả ngạc nhiên. Tiếng tăm của bà lan nhanh ở Mỹ và châu Âu.

 

                                       

 

 

Đến nay, phương pháp Montessorri đã trải qua hơn 100 năm phát triển và lan rộng khắp 110 quốc gia trên thế giới. Hiện tại có 25,000 trường Montessori, trong đó:  Mỹ 6000 trường, Trung Quốc 7000 trường, Nhật Bản 4000 trường, Canada 1000 trường, Anh 800 trường, Phillipin 400 trường.

 

LỢI ÍCH CỦA PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI

 

- Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt. Phương pháp Montessori cho rằng trẻ học bằng nhiều cách và có thể tiếp thu nhiều các phương pháp học khác nhau. Trẻ sẽ được học theo khả năng của mình, mức độ khó trong chương trình học sẽ chỉ tăng lên khi trẻ có thể tiếp thu và trách nhiệm của giáo viên là hướng dẫn và đưa ra kế hoạch học tập phù hợp với từng trẻ.

 

- Trẻ học theo phương pháp Montessori từ nhỏ sẽ phát triển toàn diện, hòa nhập với mọi người, khả năng tập trung tốt và tính độc lập cao. Thiết kế lớp học, dụng cụ học tập và chương trình học hàng ngày giúp trẻ phát huy khả năng “tự thích nghi”.

 

- Trẻ học theo phương pháp Montessori được tự do hoạt động trong giới hạn. Trong không gian quy định bởi giáo viên, trẻ chủ động tham gia và tự quyết định mình sẽ tập trung học môn gì. Các nhà giáo dục Montessori hiểu rằng sự thỏa mãn nội tại sẽ kích thích tính tò mò và sự ham thích của trẻ, từ đó hình thành niềm đam mê học tập trong suốt cuộc đời. 

 

- Trẻ được khuyến khích để chủ động học hỏi, mở mang kiến thức. Giáo viên chỉ tạo ra môi trường tự do cho trẻ và cung cấp các dụng cụ học tập để minh họa khi trả lời các câu hỏi của trẻ. 

 

- Tự sữa chữa và tự đánh giá là một nội dung quan trọng của phương pháp Montessori. Khi trẻ trưởng thành, chúng học cách nhìn nhận việc làm của mình một cách biện chứng, nhận ra lỗi, sửa chữa và học hỏi từ chính sai lầm của mình.

 

Được tự do và khuyến khích đặt câu hỏi, tự tìm hiểu và thiết lập các mối liên hệ, trẻ học theo phương pháp Montessori sẽ tự tin, say mê và tự định hướng học tập cho mình. Chúng sẽ hình thành khả năng tư duy biện chứng, kỹ năng làm việc theo nhóm và tính quyết đoán – các kỹ năng không thể thiếu của công dân trong thế kỷ 21.