Chứng táo bón ở trẻ nhỏ

Đây là một bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ và các bậc cha mẹ thường rất lúng túng. Đa phần là tình hình sẽ nhanh chóng được cải thiện, chỉ đôi khi tình trạng táo bón trở nên xấu đi nhưng rất hiếm.

Thế nào là đại tiện bình thường?

Một đứa trẻ khỏe mạnh bình thường sẽ “ngồi bô” một ngày mấy lần nhỉ? Thông thường thì các bé trong độ tuổi 1 – 4 sẽ đại tiện từ 1 – 2 lần/ngày. Tuy nhiên, có bé đi cầu 3 lần/ngày, ngược lại có trẻ đi cầu không theo ngày nào cả. Tất cả đều bình thường.  Đối với những trẻ có sức khỏe tốt, bé có thể 3 ngày mới đi cầu một lần.

Kích thước và lượng chất thải của các bé cũng rất khác nhau, phụ thuộc vào những gì trẻ ăn uống hằng ngày.

Làm sao để biết trẻ bị táo bón?

Dấu hiệu trẻ bị táo bón:

- Bé dường như rất khó khăn để có thể đi cầu.

- Có cảm giác đau khi đi cầu, có thể cảm nhận qua hành động ngại đi cầu, ngồi nhón chân của trẻ.

- Chất thải rất cứng và khô.

Nguyên nhân gây ra táo bón

Không đủ lượng nước và chất xơ trong chế độ dinh dưỡng là nguyên nhân phổ biến nhất.

Nứt hậu môn là một nguyên nhân phổ biến khác. Vết nứt hậu môn là vết rạn trên da ở bờ hậu môn và điều này làm cho việc đi cầu gây ra đau đớn và trở thành cực hình.

Thường thì chứng táo bón xuất hiện sau khi trẻ trải qua một thời gian viêm nhiễm, không khỏe. Trong khi bị ốm, bé thường không uống đủ lượng nước cần thiết khiến chất thải trở nên rắn và rất khó di chuyển. Những chất thải này sẽ gây xước hậu môn và là nguyên nhân gây ra bệnh nứt hậu môn.

Thêm vào đó, nỗi sợ giáo viên hoặc sợ toi-let bẩn sẽ góp phần dẫn tới chứng táo bón.

Bị rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy cũng khiến hệ tiêu hóa còn non của trẻ mất cân bằng và không thể tự kiểm soát, kết quả là dẫn tới chứng táo bón. Đây có thể là do trẻ lo lắng sợ ị ra quần.

Rối loạn cảm xúc cũng được xem là một nguyên nhân nếu bé sống trong bầu không khí  gia đình thường xuyên căng thẳng.

Việc điều trị bằng thuốc men thường không gây ra chứng táo bón ở trẻ nhỏ (dù có thể gây táo bón cho người lớn) nhưng đôi khi một số loại siro ho có thể gây ra hiện tượng này.

Dị ứng với sữa bò thường được chẩn đoán trong hầu hết các trường hợp rối loạn đường ruột ở trẻ nhỏ. Với một số trẻ, nó có thể gây ra hiện tượng táo bón. Nếu ai đó trong gia đình từng hen suyễn hoặc chàm bội nhiễm thì cũng có thể nghĩ tới nguyên nhân dị ứng sữa.  

Chứng táo bón đôi khi xảy ra khi một đứa trẻ sơ sinh chuyển từ bú mẹ sang uống sữa bò hoặc sữa công thức.

Giúp trẻ bị táo bón như thế nào?

Cần trao đổi với bác sĩ về tình trạng của bé nếu con bạn chưa được 1 tuổi.

Nếu bé trên 1 tuổi, bạn có thể thử một trong các cách sau:

- Khuyến khích trẻ uống thật nhiều nước nhưng không nên uống nước ngọt và nước có ga bởi vì chúng sẽ làm hỏng men răng.

- Khuyến khích bé uống nhiều loại nước: nước trắng, nước hoa quả pha loãng và sữa (ở một số trẻ, uống quá nhiều sữa cũng có thể gây tác dụng ngược, làm cho tình trạng táo bón nặng thêm). Nước mận, lê và táo chứa rất nhiều đường sorbitol, đặc biệt tốt cho đường ruột của bé.

- Với trẻ sống ở vùng ôn đới, lượng nước cần uống mỗi ngày là 1,5l/trẻ 4 - 6 tuổi và 2l/trẻ từ 7 tuổi trở lên. Tất nhiên, trẻ sống ở vùng khí hậu nhiệt đới cần uống nhiều nước hơn.

- Tăng lượng chất xơ trong chế độ dinh dưỡng. Điều này dường như rất khó thực hiện bởi một khảo sát cho thấy 29 - 48% trẻ em bị táo bón là do “ăn uống cầu kỳ” và 47% có hiện tượng ăn kém ngon miệng.

Ăn uống là yếu tố quan trọng để cải thiện tình trạng táo bón. Hãy giải thích với trẻ rằng bạn cần phải thay đổi chế độ dinh dưỡng để bé dễ đi cầu hơn nhưng không nên tạo ra quá nhiều sự khác biệt với chế độ ăn của cả nhà. Tốt nhất là cả gia đình cùng ăn những thực phẩm đó và cố gắng ăn 5 loại rau quả/ngày.

Đừng vội hạn chế sữa trong chế độ dinh dưỡng trẻ mà không trao đổi trước với bác sĩ bởi nó có thể dẫn tới việc thiếu hụt dinh dưỡng. Khoảng 50% trẻ em bị dị ứng với sữa bò và cũng thường dị ứng luôn với các protein trong đậu nành. Vì thế việc chuyển từ sữa bò sang sữa đậu nành chưa hẳn đã là giải pháp tốt.

Ăn sáng sớm. Đối với nhiều trẻ, bữa sáng có tác dụng kích thích nhu động ruột. Nếu ăn sáng sớm, trẻ sẽ có nhiều thời gian để dành cho việc đi cầu sau đó ngay tại nhà thay vì đến trường (bởi nhiều trẻ rất ngại đi cầu ở trường).

Nên cho trẻ ngồi ghế ị riêng thay vì ngồi bồn cầu người lớn bởi vì ngồi thẳng, 2 chân chạm đất sẽ giúp trẻ đi cầu dễ dàng hơn.

Đừng cho trẻ uống thuốc nhuận tràng nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Khi nào cần tới bác sĩ?

Nên đưa bé đi khám bác sĩ nếu bé dưới 1 tuổi.

Nếu bé lớn tuổi hơn, bạn nên cố gắng tìm nguyên nhân tại sao bé táo bón và thử điều chỉnh. Khi tình trạng không chuyển biến, lúc đó mới cần tới sự tư vấn của bác sĩ.

Bạn không nên chậm trễ trong việc đưa trẻ tới bác sĩ nếu bạn nhận thấy rằng mình trở nên bực bội với chuyện táo bón của trẻ. Trẻ bị táo bón có thể làm bạn vô cùng nản lòng khi liên tục suy/lấy bô mà bé không ị. Nhưng táo bón không phải là lỗi của trẻ và càng không phải là sự cố ý. Điều quan trọng là phải hết sức kiên nhẫn. Hãy nghĩ rằng thế nào bé cũng phải ị bởi chất thải sẽ tích đầy trong bụng và trẻ sẽ có cảm giác muốn đi cầu. Khi đó, thậm chí bạn còn phải hỗ trợ bé bằng cách ngâm hậu môn bé trong nước ấm để kích thích phản xạ đi cầu của bé. Hơn thế, bị tiêu chảy mới thực sự là vấn đề lớn còn táo bón cũng chỉ là hiện tượng nhất thời mà thôi.

Bác sĩ có thể làm gì

Bác sĩ sẽ kiểm tra để xem thể chất bé có vấn đề gì không. Bác sĩ sẽ quyết định có phải dùng thuốc nhuận tràng hay không.

Với thuốc nhuận tràng, một chu trình của nó thường kéo dài khoảng 3 tháng và sẽ giảm liều dần dần.

Theo: Dân Trí